Cảnh đồng quê thanh bình ở xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP. HCM
Nếu bạn muốn tìm không gian làng quê thanh bình, trong lành và mát mẻ, hãy làm một chuyến đi đến Củ Chi, chỉ khoảng 60 phút đi xe nếu đi từ Quận 12, Hóc Môn.
Trải nghiệm 1 ngày cùng nông dân và nhiếp ảnh quê hương đất thép thành đồng huyền thoại.
Huyện Củ Chi có địa đạo Củ Chi nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Củ Chi cũng có Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi. Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức). Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
Địa đạo Củ Chi là một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới, cũng là một trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Với hệ thống đường hầm dài 250km, bên trong địa đạo là đầy đủ các công trình như: chiến hào, kho cất giấu lương thực, bếp ăn, giếng nước, phòng ở, phòng làm việc, bệnh xá… liên hoàn như mạng nhện đã biến Củ Chi thành căn cứ địa vững chắc cho quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Ngày nay, địa đạo đã được xếp hạng di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, là điểm đến thú vị thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử chiến tranh của quân dân Việt Nam
Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.
Thông tin: Wikipedia
Ghi nguồn "https://www.ongkinhnhiepanh.com/" khi phát hành lại thông tin, hình ảnh trên websites này.
0 Nhận xét
Cảm ơn bạn.