Giữa nhịp sống đô thị tấp nập, đến đảo để tìm lại bình yên

(nhiepanhso.vn) Tôi đến Đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP. HCM một ngày đầy nắng, mùa này gió chướng bắt đầu tan, biển êm và dịu dàng đưa chiếc thuyền chở những người thành thị ra thăm đảo. 

  • Xe buýt là phương tiện vận chuyển phổ biến cho khách du lịch đến Cần Giờ, đặc biệt là tuyến số 90. Từ trung tâm TP.HCM, các chuyến xe buýt hoạt động cách nhau khoảng 5-10 phút, giúp việc đi lại trở nên tiện lợi. Bắt đầu từ công viên 23 Tháng 9, du khách có thể đi tuyến xe buýt số 20 hướng Nhà Bè và xuống xe tại trạm phà Bình Khánh. Từ đó, chuyển sang phà và tiếp tục bằng tuyến xe buýt số 90 để đến bến xe buýt Cần Thạnh.
  • Khi đến Cần Giờ, hãy ghé thăm 8 ngôi chùa trong huyện, bao gồm 2 ngôi thuộc phái Tịnh Độ Cư sĩ. Chỉ có Chùa Hải Đức (ở thị trấn Cần Thạnh), Chùa Quang Minh Như Lai (ở xã Bình Khánh) và Chùa Nhơn Hòa (ở xã Lý Nhơn) có các vị sư trụ trì. Chùa Thạnh Phước (hay còn gọi là Chùa Cây Me) ở thị trấn Cần Thạnh là ngôi chùa cổ nhất và có lịch sử nhất trong khu vực.

Tác giả Phan Thành Đạt chia sẻ với Nhiếp ảnh số một cách hào hứng khi được thăm đảo ngay tại thành phố.

Trên chiếc thuyền đánh cá, có mấy người giọng Bắc lần đầu đến đây, có mấy cặp vợ chồng lớn tuổi cuối tuần rủ nhau đi đổi gió, có mấy bạn trẻ mê khám phá như tụi tui, còn lại là người dân đảo. 



Người phụ nữ dắt mấy đứa con sau chuyến đi chợ sớm về, người bà dắt thằng cháu đi học cấp 2 trên trường huyện, luyên thuyên kể về những chuyện ở đảo, nào là đời sống ra sao, thiếu thốn thứ gì, ước mơ đổi đời nhờ du lịch, hay đơn giản là chỉ đường, chỉ chỗ ăn cho những người khách đường xa lần đầu đến đảo. 


Tàu cập bến, đảo hiện lên cheo leo giữa biển trời rộng lớn, vài ba nếp nhà san sát nhau, xa xa là những hàng dương và mấy chiếc tàu kéo lưới, vậy là xong, một cuộc sống giản đơn và bình dị ngày qua ngày cứ lặp đi lặp lại trên cái đảo xe heo hút này. 



Đảo, tuy không đông dân nhưng lúc nào cũng tấp nập, tấp nập khách đến thăm và tấp nập hơn cả vì những lời chào trìu mến và xởi lởi của dân xứ đảo. 


Họ đón khách đến đảo như cách đón người thân từ thành phố mới về, đầm ấm và thân quen như cuộc sống ở cái xóm nhỏ này, bao đời nay vẫn thế. 



2h chiều, tàu sắp chạy, tui lật đật chạy ra bến vì nếu lỡ chuyến này thì 5h chiều mới có chuyến nữa và lỡ như bị kẹt lại ở đây một đêm cũng không chừng. 



Tàu rời bến trở về với đất liền, tâm trí vẫn cứ ám ảnh về cái bình yên trên đảo, cái mình yên và quanh quẩn đôi khi mang lại cảm giác nao lòng cho những người lần đầu đến. 







Tôi tự hỏi những đứa trẻ ở đây, khi lớn lên chúng có rời xa đảo để đi theo những chân trời khác, những người trên đảo liệu có nhớ đất liền, có nhớ những người không quen một lần đến rồi đi như chúng tôi. 

Chắc là có, mà cũng chắc là không, vì họ sinh ra ở đây, hay chọn đến đây cũng vì sứ mệnh giữ đảo, dù có buồn cũng chịu, cũng quyết bám biển bám đất, mà giữ từng thước chủ quyền của cha ông, vì đảo là đất, và xung quanh là nước, là một phần của đất nước này, mãi mãi là như vậy...









Cảm ơn nhiếp ảnh gia Thanh Dat Phan đã chia sẻ thông tin và hình ảnh.

Bấm vào hình ảnh để xem hoặc tải về kích thước lớn nhất.
Biên tập: Nhiếp ảnh số 
Tác giả/Nguồn tham khảo: NAG Thanh Dat Phan
Ghi nguồn "https://www.nhiepanhso.vn/" khi phát hành lại thông tin, hình ảnh trên websites này. 
Từ khoá liên quan bài viết: 
Read articles in your languages by using the Google Translate tool on the page:English: Find peace by visiting an island amidst the busy urban life.

  • Chinese: 在繁忙的城市生活中寻求平静,可以去岛上体验。
  • Japanese: 都会の忙しさから逃れ、島で平和を見つけましょう。
  • Korean: 번잡한 도시 생활에서 벗어나 평화를 찾으려면 섬에 방문하세요.

© Nhiếp ảnh số
Tris Entertainment - Nhiếp ảnh SỐ - Du lịch - Sự kiện

Đăng nhận xét

0 Nhận xét